TƯ VẤN HỖ TRỢ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gồm những gì?

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

luat su tu van phap luat
Luật sư tư vấn pháp luật

Năng lực pháp luật dân sự gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.Hay nói cách khác là được pháp luật từng thời kỳ quy định cụ thể khác nhau.

Theo điều 17 Luật dân sự 2015 thì:

* Quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26 đến Điều 39 BLDS 2015 như: mỗi cá nhân có họ tên, quyền khai sinh khi được sinh ra, quyền khai tử khi chết đi, quyền được sống không ai được phép xâm phạm đến tính mạng của người khác trừ trường hợp được pháp luật cho phép, quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm …

Về quyền nhân thân gắn với tài sản có thể được hiểu có thể hiểu là khi xác lập quyền nhân thân này sẽ làm phát sinh các quyền tài sản đi kèm. Nói một cách dễ hiểu hơn, quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ phát sinh khi bạn sáng tạo ra một loại tài sản và chứng minh được loại tài sản này do mình làm ra. Nếu không có tài sản đó thì không phát sinh các quyền nhân thân của chủ thể có liên quan. Trường hợp quyền nhân thân gắn với tài sản thường gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ (như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, …), vì đây là những loại hình tài sản mà khi được xác lập đồng nghĩa với việc xác lập các quyền nhân thân (quyền tài sản) của tác giả đi kèm.

* Quyền sỡ hữu bao gồm ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Quyền thừa kế, có thể hiểu là quyền của người có di sản có quyền định đoạt việc để lại tài sản cho ai cũng như được hưởng phần di sản nếu được cho theo di chúc hoặc được chia theo pháp luật.

* Ngoài quyền sỡ hữu, quyền thừa kế, điều luật còn ghi nhận cá nhân còn có quyền khác đối với tài sản. Cá nhân khi thực hiện, xác lập các quan hệ dân sự thì có quyền và chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh.


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.