Luật sư Đồng Nai
Trong cuộc sống hàng ngày có rất
nhiều mối quan hệ có liên quan đến pháp luật. Luật sư Đồng Nai sẽ là người giúp đỡ và tư vấn cho các bạn nhiều
thông tin hữu ích về quyền lợi và nghĩa vụ trong các giao dịch.
Luật sư Đồng Nai tư vấn pháp luật miễn phí:
- Tư vấn Luật Dân sự
- Tư vấn Luật Hình sự
- Tư vấn Luật Doanh nghiệp
- Tư vấn Luật Đất đai
- Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia
đình
- Tư vấn Luật Lao động
- Tư vấn Sở hữu trí tuệ
- Tư vấn thừa kế tài sản
Và các lĩnh vực luật khác ...
Luật sư Đồng Nai tư vấn tranh chấp đất đai, tư vấn tranh chấp thừa kế, tư vấn tranh
chấp dân sự, tư vấn tranh chấp lao động, tư vấn tranh chấp bản quyền, tư vấn pháp
luật hình sự, tư vấn pháp luật môi trường, tư vấn pháp luật doanh nghiệp …
Luật sư Đồng Nai |
Luật sư với vai trò đại diện cho
bị can, bị cáo quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị báo đưa ra
những lý lẽ chứng minh những yếu tố làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời,
khi tham gia tố tụng luật sư còn cung cấp bổ sung chứng cứ (gỡ tội) cho cơ quan
tiến hành tố tụng.
Luật sư Đồng Nai thực hiện tư vấn pháp lý cho người dân, doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm:
- Luật sư tư vấn tại Long Thành,
Đồng Nai
- Luật sư tư vấn tại Nhơn Trạch,
Đồng Nai
- Luật sư tư vấn tại Trảng Bom, Đồng
Nai
- Luật sư tư vấn tại Thống Nhất,
Đồng Nai
- Luật sư tư vấn tại Vĩnh Cửu, Đồng
Nai
- Luật sư tư vấn tại Cẩm Mỹ, Đồng
Nai
- Luật sư tư vấn tại Xuân Lộc, Đồng
Nai
- Luật sư tư vấn tại Tân Phú, Đồng
Nai
- Luật sư tư vấn tại Định Quán, Đồng
Nai
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
có nhiều điểm tiến bộ, khẳng định rõ vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng
nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng. Điển hình là quy định luật sư có
quyền trong việc tham gia tố tụng như: Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt,
bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời
khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau
mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào
chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, được gặp bị can, bị
cáo, thu thập và xuất trình tài liệu, đồ vật, nghiên cứu hồ sơ vụ án...
Có thể nói, vai trò của luật sư
trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng của luật sư tại phiên
tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Luật sư còn giúp cho các cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật, tránh những
vụ án oan, sai, góp phần tích cực vào tiến trình cải cách tư pháp.
Trong hoạt động tố tụng, luật sư
có chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo luôn đối lập với chức năng buộc tội của
cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng về mặt ý nghĩa pháp lý lại đảm bảo cho việc giải
quyết vụ án được khách quan công bằng, đúng pháp luật, tránh cách nhìn phiến diện
một chiều luôn buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Việc quy định bản án,
quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả đánh giá chứng cứ và kết quả
tranh tụng tại phiên tòa. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,
tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản,
điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi
thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý
nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên
tòa. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết qủa kiểm tra, đánh giá
chứng cứ và kết qủa tranh tụng tại phiên tòa”. Luật sư khi tham gia tranh tụng
tại phiên tòa có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, đưa ra chứng
cứ, lý lẽ, suy đoán có cơ sở pháp lý, đúng pháp luật làm sáng tỏ sự thật khách
quan của vụ án hình sự, nhằm giảm nhẹ hình phạt hoặc gỡ tội cho bị can, bị cáo.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là trung tâm đánh giá chứng cứ, đối chất giữa những
người tham gia tố tụng một cách công bằng, dân chủ, đó cũng là nguyên tắc cơ bản
trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về ghi nhận và “bảo đảm quyền bào chữa của
bị can, bị cáo”. Vai trò của luật sư dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền bào chữa
của bị can, bị cáo, luật sư là người tham gia tố tụng, có vai trò thực hiện chức
năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần giúp cho vụ án được giải quyết một
cách khách quan, toàn diện, không làm oan, sai cho người vô tội.
Có thể khẳng định rằng, vai trò của
luật sư được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc tranh tụng tại phiên tòa. Điều
này đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng, không lệ thuộc vào ý chí chủ
quan của người tiến hành tố tụng, không còn định kiến như quan niệm trước đây
là “án tại hồ sơ”, mọi kết luận đều dựa trên hồ sơ của cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc xác định sự thật của vụ án được quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền
nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”. Chúng tôi hi vọng rằng với
những nỗ lực của chúng tôi sẽ đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh.
Không có nhận xét nào